Những lý do nên đánh bóng ô tô của bạn
Chúng ta thường nghĩ rằng, toàn bộ những chiếc xe được xuất xưởng đều có lớp sơn luôn trong tình trạng sáng bóng, nhưng thật sự lại không phải vậy. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng lớp sơn xe không được bóng loáng khi vừa ra khỏi dây chuyền sản xuất và cần thêm các công đoạn xử lý để bề mặt sơn xe được hoàn thiện nhất có thể.
.jpg)
Một trong những lỗi phổ biến làm lớp sơn xe không được hoàn hảo là các vết đốm li ti xuất hiện trên bề mặt sơn, tình trạng này là do các hạt bụi nhỏ bằng cách nào đó đã bám vào bề mặt sơn khi sơn đang còn ướt. Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều có thể xử lý vấn đề này ngay tại nhà máy bằng cách sử dụng các vật liệu có tính nhám, những vật liệu này có thể loại bỏ hầu hết tình trạng đốm li ti ấy một cách hiệu quả. Thậm chí, nếu không được xử lý ở xưởng, những nhà phân phối xe khi phát hiện tình trạng trên cũng có thể tự xử lý một cách dễ dàng.
Việc sử dụng phương pháp chà nhám và đánh bóng hầu như không gây hại cho lớp sơn của xe trừ khi bạn quá lạm dụng làm lớp sơn bị loại bỏ quá nhiều so với mức cần thiết. Nếu bạn làm vô tình mỏng lớp sơn và lớp phủ bảo vệ đi 50%, tuổi thọ của nước sơn sẽ bị giảm đi rất đáng kể. Nếu con số đó lên hơn 75% thì có nghĩa nước sơn của bạn đã bị hỏng từ nặng đến rất nặng. Một ranh giới rất mỏng manh giữa thành công và thất bại trong việc làm sáng bóng nước sơn hoặc phá huỷ hoàn toàn nó. Bạn nên cân nhắc kĩ và lựa chọn những đơn vị có chuyên môn, uy tín để đảm bảo bề mặt xe bạn được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Sau đây là một vài quy tắc cần chú ý tuân theo khi thực hiện quá trình đánh bóng. Hãy cẩn thận với móng tay của mình. Nếu móng tay hoặc các loại trang sức bạn đeo vô tình làm xước bề mặt xe, và bạn có thể quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận được vết xước khi sờ vào thì vết xước ấy có lẽ không còn khả năng cứu vãn bằng phương pháp đánh bóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là đánh bóng không thể che đi các khuyết điểm trên bề mặt xe của bạn.
Sau đây là một vài quy tắc cần chú ý tuân theo khi thực hiện quá trình đánh bóng - hãy cẩn thận với móng tay của mình. Nếu móng tay hoặc các loại trang sức bạn đeo vô tình làm xước bề mặt xe, và bạn có thể quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận được vết xước khi sờ vào thì vết xước ấy có lẽ không còn khả năng cứu vãn bằng phương pháp đánh bóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là đánh bóng không thể che đi các khuyết điểm trên bề mặt xe của bạn.
Sơ đồ sau cho thấy vị trí và độ dày của các thành phần trên bề mặt sơn của xe:

Những chiếc xe không được phủ lớp sơn bóng cũng có nguyên tắc không được loại bỏ quá 50% lớp sơn chính khi tiến hành loại bỏ các vết xước.
Một điều quan trọng nữa mà bạn cần nắm về cách làm “biến mất” các vết xước và hư hỏng trên bề mặt xe bằng cách đánh bóng. Thông thường, các vết xước sẽ có độ dốc tầm 30 đến 60 độ dốc dần xuống như biểu đồ đã mô tả. Cấu tạo có góc dốc của vết xước đã tạo điều kiện lý tưởng cho việc phản xạ ánh sáng, chính sự phản chiếu này làm nổi bật vết xước và tăng khả năng hiển thị của chúng. Nhiệm vụ của công việc đánh bóng là bo tròn các cạnh của vết xước để giảm tối thiểu khả năng phản xạ ánh sáng, làm vết xước trông như “biến mất”.
Sau đây là danh sách các vấn đề có thể giải khắc phục thông qua phương pháp đánh bóng:
-
Vết trầy xước: nếu vết xước sâu không quá 25% lớp sơn phủ trên cùng đều có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng cách đánh bóng. Các vết sâu hơn vẫn có thể xử lý được nếu chúng chưa ảnh hưởng đến lớp sơn chính và lớp sơn lót.
-
Những vết xước siêu nhỏ: có hình dạng các vết xoáy hoặc có hình mạng nhện rất nhỏ trên bề mặt sơn xe. Những vết siêu nhỏ này được hình thành từ quá trình sử dụng hằng ngày và những đợt bảo dưỡng chiếc xe. Những vết xoáy này có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh bóng.
-
Vết sơn bị bong (phai): các vết sơn bị phai hoặc bong ra là tình trạng phổ biến do tác động của nước cứng (hay nước máy) hoặc nước có tính axit (mưa axit). Phân chim cũng là một trong những lý do gây nên hiện tượng vết sơn bị phai mờ. Tuỳ theo độ nghiêm trọng của vết sơn bị phai, phương pháp đánh bóng có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc ít nhất giảm thiểu tối đa các vết bong và phai mờ, từ đó làm lớp sơn trở nên sáng và bóng hơn.
-
Bụi bẩn: các hạt bụi nhỏ vô tình bám vào lớp sơn khi sơn chưa khô tạo ra các vết li ti trên bề mặt. Chà nhám ướt và đánh bóng có thể loại bỏ các vết li ti ấy và làm phẳng lớp sơn khiến nó trở nên bóng loáng hơn.
-
“Cam” sơn: khi chiếc xe được sơn, lớp sơn được phủ có độ đặc và độ dày cho phép sơn được chảy đều và phẳng. Nếu sơn quá dày, lớp sơn thành phẩm sẽ có các vết “nhăn”. Nếu sơn quá mỏng, sơn sẽ chảy không đều và không được phẳng. Hiện tượng ấy, được gọi là hiện tượng “cam”, tức là sơn bị sần sùi như vỏ cam. Nếu vết sần vỏ cam không quá nghiêm trọng, có thể dùng phương pháp chà nhám ướt để làm loại bỏ vết sần, giúp lớp sơn mượt hơn.
-
Vết chảy và “nhăn”: nếu sơn quá đặc, hiện tượng chảy và “nhăn” sẽ xuất hiện. Những vết ấy thường xuất hiện bên trên lớp sơn bóng và có thể dễ dàng được xử lý, nhưng sẽ là một vấn đề khá khó nếu chúng ảnh hưởng đến lớp phủ bảo vệ và lớp sơn lót.
Trên đây là những khả năng của phương pháp đánh bóng sơn. Hy vọng bài viết cung cấp những kiến thức cơ bản và vài điều đáng chú ý có thể hỗ trợ bạn trong việc giúp chiếc xe luôn được sáng bóng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi - Hãy đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích!
Nguồn: AutopiaCarCare
Dịch: Lương Chí Trung
Liên hệ
MOBILE CAR CARE VIỆT NAM
- 24 Nguyễn Thị Xinh (TA21 cũ), P. Thới An, Q12
-
0902.799.535